SỔ HỒNG RIÊNG, SỔ HỒNG CHUNG, NHỮNG LƯU Ý KHI MUA BẤT ĐỘNG SẢN CẦN PHẢI BIẾT

19/11/2022 10:14

Việc mua bán bất động sản không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được Sổ hồng riêng với Sổ hồng chung là gì. Vì sao có tên gọi là Sổ hồng riêng, Sổ hồng chung?

1. Sổ hồng là gì?

Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Loại giấy chứng nhận này có màu hồng cánh sen, gọi chung là sổ hồng.

Sổ hồng - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

1. Khái niệm sổ hồng riêng?

Sổ hồng riêng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp phát. Nhà nước công nhận quyền sở hữu của chủ thửa đất theo hình thức “sở hữu riêng”, nghĩa là chủ sở hữu mảnh đất có quyền tặng, cho, mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp,...cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào mà không cần sự cho phép của người khác.

Thông tin chủ sở hữu ghi trên bìa của sổ hồng có một chủ sở hữu hay hai người trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ con cái cùng đứng tên trên sổ.

2. Khái niệm sổ hồng chung – sổ hồng đồng sở hữu?

Sổ hồng chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp phát. Đối với mảnh đất có sổ hồng chung, nhà nước công nhận quyền sở hữu chung (có lớn hơn 2 chủ sở hữu mà không phải là vợ chồng hay con của chủ sở hữu). Điều này có nghĩa là các hoạt động liên quan đến mảnh đất như mua, bán, tặng, cho, ủy quyền, thế chấp,... cần có sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu.

Trên trang bìa của sổ hồng chung có ghi rõ thông tin chủ sở hữu có cùng người sử dụng đất ở dưới. Mặt khác, nội dung trang thứ 2 cũng nêu rõ hình thức sử dụng là “sử dụng chung.

3. Nên mua nhà có sổ hồng riêng hay chung?

Sổ hồng riêng

Sổ hồng chung

Chủ thể được cấp

Có thể do 1 người sở hữu hoặc 2 người có quan hệ vợ chồng, con cái đứng tên

Do ít nhất 2 cá nhân riêng biệt, không có quan hệ vợ chồng con cái đồng sở hữu.

Tính pháp lý

Đất sổ hồng riêng là nhà được xin phép xây dựng và hoàn thành trên nền đất thổ cư riêng biệt. Về pháp lý, công chứng sang tên được thực hiện tại văn phòng công chứng nhà nước, UBND huyện, mua bán sang tên trên sổ diễn ra trong vòng 25 ngày.

Đất sổ hồng chung là tập hợp nhiều căn nhà chung trên một sổ hồng. Toàn bộ đất đã đóng thuế và chuyển thành đất thổ cư 100%, có giấy phép xây dựng và bản vẽ từng căn do chủ đầu tư vẽ. Về pháp lý, mọi thủ tục mua bán đều được xử lý tại văn phòng công chứng của nhà nước.

Quyền hạn của chủ thể

Chỉ cần có quyết định của một người (người đứng tên trên sổ hồng) hoặc ý kiến đồng nhất của cả vợ chồng, con cái (toàn bộ những người đứng tên trên sổ hồng) sẽ thực hiện được các giao dịch liên quan đến thửa đất.

Khi thực hiện các hoạt động liên quan đến đất như mua, bán, tặng, cho…. cần có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu mới có thể tiến hành.

Nội dung trong Sổ

- Bìa sổ: Chỉ ghi thông tin của một người đứng tên với nhà ở, đất hoặc tài sản gắn liền với đất đó.

- Nội dung trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng “sử dụng riêng”.

- Bìa sổ: Có ghi thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…. (Họ và tên của những người có chung quyền khác)”

- Nội dung trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng đất là “sử dụng chung”

Giá bán

Giá nhà đất có sổ hồng riêng rất cao nên nhiều người thu nhập thấp không thể mua được.

Giá rất phù hợp cho người có thu nhập thấp nhưng lại có bất lợi về quyền sở hữu, các vấn đề liên quan tới pháp lý phức tạp hơn

Qua những phân tích trên, ta đã thấy được ưu nhược điểm và hạn chế của sổ hồng có hình thức sử dụng riêng và chung.

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng, mỗi cá nhân sẽ có quyết định nên mua nhà đất được cấp sổ hồng chung hay sổ hồng riêng.

Nếu mua nhà đất được cấp Sổ hồng với hình thức sử dụng riêng, chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định tài sản của mình mà không phụ thuộc vào người khác. Các thủ tục pháp lý đi kèm cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên hiện nay, giá nhà đất có sổ hồng riêng rất cao nên nhiều người thu nhập thấp không thể mua được.

Ngược lại, chủ sở hữu nhà đất được cấp sổ hồng chung sẽ có quyền hạn hạn chế hơn, cần có sự thống nhất với người đồng quyền sở hữu thửa đất, các vấn đề liên quan tới pháp lý phức tạp hơn. Nhưng giá rất phù hợp cho người có thu nhập thấp.

Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là loại giấy tờ quan trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu trước pháp luật. Chính vì vậy, chủ thể cần tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan đến nhà đất để tránh những thiệt hại sau này.

 
>