TỪ NGƯỜI CHO VAY TIỀN TRỞ THÀNH BỊ CÁO DO HÀNH XỬ THIẾU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT (Hình sự)

Ngày đăng: 15/03/2025
Luật Sư Khánh Hòa

Trong thực tế hiện nay, có một số trường hợp người cho vay tiền không đòi được tiền từ người vay đã có những hành vi "siết nợ" dẫn đến bị xử lý hình sự. Tùy theo tính chất hành vi những người này có thể bị xử tội cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản.

Trong vụ án Nguyễn Thanh Toàn phạm tội cướp tài sảnLuật sư Vũ Như Hảo là người bào chữa lại có tính chất hoàn toàn khác. Bị cáo không có hành vi "siết nợ", tức là bị cáo không lấy tài sản của bị hại (người vay tiền) để cấn trừ nợ. Trong vụ án này, bị cáo chỉ lấy tài sản (chiếc xe máy) như một cách gây sức ép để bị hại đến trả tiền. Ý thức này của bị cáo thể hiện qua hành vi bị cáo để xe máy công khai tại chợ vào buổi sáng (nơi vợ chồng bị cáo buôn bán) và để trước sân nhà vào buổi chiều. May mắn cho bị cáo là quan điểm này cũng được HĐXX hai cấp chấp thuận. 

Cũng cần nói thêm là số tiền bị cáo cho bị hại vay không phải là cho vay nặng lãi (bị cáo không làm nghề cho vay) mà là số tiền tích cóp của vợ chồng bị cáo. 

Bản án sơ thẩm đã tuyên xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh Toàn 2 năm tù về tội cướp tài sản, nhưng vì tính chất vụ án như trên nên qua kháng cáo, bị cáo đã may mắn được HĐXX phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa trả tự do ngay tại phiên tòa. 

Đây cũng là bài học đắt giá cho bị cáo và là bài học cho tất cả mọi người để tránh những hành vi thiếu hiểu biết dẫn tới từ người đúng thành sai, từ người lẽ ra được pháp luật bảo vệ lại bị pháp luật trừng phạt.

Để tìm hiểu chi tiết về vụ án, bạn đọc có thể xem ở đường link dưới đây.

XEM BẢN ÁN SƠ THẨM

XEM BẢN ÁN PHÚC THẨM

Chia sẻ bài viết