TÌM HIỂU VỀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

10/11/2024 18:46

1. Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại được giải thích như sau: Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau

"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

3. Người gây thiệt hại bắt buộc phải bồi thường toàn bộ?

Điều 13 Bộ luật Dân sự 1uy định:

"Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."

Theo đó, nếu một người bị xâm phạm quyền dân sự như quyền được bảo vệ hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng thì có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau đây, cá nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

- Bên tặng cho không biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo và có thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho (Điều 461 Bộ luật Dân sự).

- Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 541 Bộ luật Dân sự).

- Thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại mà không có thỏa thuận hoặc luật không có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự).

Như vậy, nếu không có thỏa thuận hoặc không có quy định khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho người khác.

4. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Căn cứ Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.